[VIE] Kinh nghiệm trong thi công dự án SUNTORY PEPSICO Đồng Nai

Dự án thiết kế nội thất Suntory Pepsico Đồng Nai là một dự án quan trọng và đáng chú ý trong lĩnh vực thi công nội thất. Dự án này tập trung vào việc tạo ra không gian nội thất chất lượng cao và phù hợp với thương hiệu Suntory Pepsico. Nằm tại Đồng Nai, Việt Nam, dự án này mang tính quốc tế và nhằm tạo ra một không gian độc đáo, hiện đại và thú vị cho khách hàng và nhân viên của Pepsi.

Trong cuộc trò chuyện ngày hôm nay, chúng tôi đã trao đổi với anh Hoàng Vũ Hải về kinh nghiệm thi công, giám sát trong quá trình tham gia dự án.

I. GIỚI THIỆU

Hải là một nhân sự đã có kinh nghiệm nhiều năm ở vị trí giám sát dự án nội thất. Trong dự án Pepsi Đồng Nai, Hải đã đảm nhận vai trò quan trọng là giám sát chính quá trình thực hiện từ đầu đến cuối. Với kinh nghiệm và sự am hiểu sâu sắc về thiết kế nội thất, Hải đã nỗ lực để đảm bảo dự án được thực hiện một cách chính xác và đạt chất lượng cao như mong đợi. Qua quá trình làm việc trên dự án Pepsi Đồng Nai, chúng ta sẽ cùng nhìn lại một chặng đường đã qua của dự án và những chia sẻ kinh nghiệm từ Hải.

II. PHẠM VI CÔNG VIỆC

NPV: Trong quá trình tham gia dự án, phạm vi công việc chính của bạn là gì?

Tôi luôn làm rõ những điều này và lên phương án thi công và quy trình hiệu quả và hợp lý.

-Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết cho dự án như bản vẽ (fit, mep, fur), 3D dự án, BOQ, mẫu vật liệu, bảng tiến độ, sổ nhật ký công trình và biên bản công trình.

-Nắm vững các thông tin kỹ thuật của nhà máy như IT, hệ thống điện nặng, điện nhẹ, hệ thống cấp thoát nước, PCCC, vv.

-Chuẩn bị bàn, ghế, bảng ghi tiến độ tại vị trí dễ quan sát để thuận tiện trao đổi công việc. Nên cập nhật tiến độ dự án theo tuần để tất cả các nhà thầu cùng nắm kế hoạch và cá nhân dễ dàng theo dõi công việc mà không bị sót hoặc xếp chồng chéo.

-Trong quá trình thi công, nếu khách hàng yêu cầu công việc ngoài phạm vi BOQ, cần kiểm tra lại thông tin nội bộ hoặc liên hệ với quản lý dự án.

-Khi gặp phải vướng mắc về hệ thống trên trần, vách (cột, dầm, vv.) hoặc sàn hiện trạng, làm ảnh hưởng lớn đến thiết kế, cần thông báo cho toàn bộ team dự án để tìm ra hướng giải quyết, không tùy ý thay đổi theo ý cá nhân.

-Cần nắm rõ các mốc thời gian quan trọng của dự án như hoàn thiện trần, sàn… Nên cố gắng hoàn thành trước tiến độ (nhưng vẫn đảm bảo không chồng chéo công việc) để đề phòng các sai sót hoặc có thời gian để chỉnh sửa defect và bàn giao công trình cho khách hàng một cách tốt nhất.

-Cần theo dõi và bám sát chi tiết trọng tâm của dự án như phòng truyền thống hoặc reception đối với văn phòng, nhằm hoàn thiện tốt nhất.

-Đọc hiểu nội quy và yêu cầu của nhà máy hoặc tòa nhà và triển khai lại cho các đơn vị thi công.

III. KHÓ KHĂN VÀ GIẢI PHÁP

NPV: Bạn có gặp khó khăn gì khi thi công, giám sát dự án này không? Giải pháp đưa ra cho vấn đề đó là gì?

Trong quá trình dự án, tôi gặp phải giai đoạn khó khăn nhất khi nhà máy cấm việc chuyển vật tư vào công trình trong một tuần vì đang trong quá trình kiểm duyệt chất lượng của nhà máy, trong khi tiến độ công trình không thay đổi. Điều này ảnh hưởng lớn đến kế hoạch vì đang ở giai đoạn hoàn thiện sàn mà không thể chuyển gạch và thảm vào công trình.
Giải pháp của chúng tôi là hoàn thiện tất cả các hạng mục trên trần, vách. Đến khi được phép nhập vật tư, yêu cầu nhà thầu hỗ trợ tăng nguồn nhân lực và làm thêm giờ để bù lại kế hoạch trước đó.

Hải cũng gửi 1 video ghi lại toàn bộ quá trình bắt đầu và kết thúc dự án. Cá nhân Hải thấy khá thú vị nên mời mọi người cùng xem qua.

III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

NPV: Sau dự án này, chắc bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm “thực chiến” hơn phải không?

Qua dự án này, tôi rút ra bài học cho bản thân là đối với những dự án cải tạo có tận dụng lại các thiết bị MEP hoặc fur, chúng ta cần kiểm tra kỹ số lượng và đặc biệt là chất lượng sản phẩm hiện tại. Việc này phải được ghi nhận bằng biên bản và hình ảnh đính kèm. Đôi khi, các thiết bị MEP treo trần, tường có thể vẫn hoạt động cho đến khi tháo dỡ, do sự hao mòn theo năm tháng.
Một điều khác mà tôi muốn chia sẻ với vị trí giám sát tại công trường là hãy hòa đồng với tất cả mọi người, bao gồm cả công nhân lao động. Lấy phương châm “thêm một người bạn, bớt một kẻ thù”. Đôi khi, họ có thể trở thành người giúp chúng ta sau này (ví dụ như mượn đồ, vv.) [*cười*]


Dự án : Nhật ký AZ – Hành trình chia sẻ và kỷ niệm

Thực hiện: Bộ phận nhân sự AZ Architects.

Người tham gia phỏng vấn: Hoàng Vũ Hải

Tags :
Categories: Career Stories